Nội soi khớp và những điều cần biết 

Huyền Đậu
Nội soi khớp là phương pháp tiên tiến để chấn đoán và điều trị các vấn đề xương khớp. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ xâm lấn trên phạm vi nhỏ. Người bệnh nhờ đó có thể phục hồi nhanh hơn so với phương pháp truyền thống.

I. Nội soi khớp là gì?

Phẫu thuật nội soi khớp là phẫu thuật ngoại khoa cho phép bác sĩ chấn thương chỉnh hình chẩn đoán và điều trị những bệnh lý liên quan tới khớp bằng việc cung cấp hình ảnh rõ ràng bên trong khớp. Sau khi rạch một đường mổ và dùng một dụng cụ có kích thước bằng cây viết chì (kính soi khớp), hình ảnh bên trong khớp sẽ được truyền qua một chiếc máy quay nhỏ, qua sợi quang học lên màn hình TV.

Nhờ đó, bác sĩ có thể kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng bên trong khớp, tìm ra nguyên nhân gây bất thường ở khớp. Khi làm thủ thuật này, bác sĩ cũng có thể đưa dụng cụ phẫu thuật thông qua các đường rạch nhỏ trên da tiếp cận khớp cần điều trị nhằm loại bỏ hay phục hồi các mô tổn thương.

I. Ưu điểm của phương pháp nội soi khớp

Trước đây, người bệnh gặp tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao hay mắc những bệnh lý khớp phải chấp nhận các phương pháp mổ mở với thời gian phục hồi lâu, vùng tổn thương lớn cùng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cao. Nội soi khớp có khả năng khắc phục những hạn chế trên.

Khi thực hiện ca mổ, bác sĩ chỉ cần tạo một lỗ rạch nhỏ để đưa dụng cụ nội soi vào khu vực tổn thương trong khớp. Nhờ đó, diện tích tổn thương sẽ nhỏ hơn, ít gây đau, không chảy máu quá nhiều trong quá trình phẫu thuật. Sau mổ, người bệnh gần như không gặp phải biến chứng, xuất viện sớm, giảm chi phí điều trị.

II.  Vì sao cần nội soi khớp?

1. Chẩn đoán nguyên nhân

Nội soi khớp thường được chỉ định để kiểm tra các bất thường trong khớp như:

Bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện thủ thuật này khi các phương pháp chẩn đoán khác không đủ để xác định nguyên nhân gây bệnh.

2. Kiểm tra sức khỏe các khớp

Bác sĩ thường tiến hành nội soi khớp để kiểm tra mức độ hoạt động của khớp. Phương pháp này hữu ích với các trường hợp như:

3. Điều trị

Thông qua nội soi khớp, bác sĩ có thể điều trị một số tổn thương trong khớp như:

  • Loại bỏ những mô hư bao phủ quanh bề mặt khớp (sụn).
  • Sửa chữa những vết rách ở các cấu trúc nối xương khớp (dây chằng).
  • Sử dụng chất lỏng vô trùng để rửa sạch các mô bị hư hỏng, từ đó cải thiện khả năng vận động của khớp.

III.  Các vị trí thực hiện nội soi phổ biến

Một số vị trí khớp thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi bao gồm:

1. Khớp gối

Khớp gối có vai trò quan trọng trong việc di chuyển và vận động của cơ thể. Khớp bao gồm các cấu trúc nhỏ như lồi cầu xương đùi, lồi cầu xương chày, xương bánh chè và sụn chêm.

Khớp gối có bao khớp giúp che chở, bảo vệ cho khớp trước các tác nhân gây tổn thương. Dây chằng khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững khớp gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chằng giữa gối, dây chằng bên ngoài.

Ở một số ngành nghề hoặc nhóm người thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ cao hoặc người cao tuổi có khả năng tổn thương khớp gối rất cao. Tổn thương này gây nhiều tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nội soi khớp gối thường là lựa chọn điều trị cho những trường hợp như:

Đối với những người cao tuổi và những người có những bệnh lý khớp gối thì nội soi khớp đã giải quyết nhiều tình trạng thoái hóa khớp khi các thuốc giảm đau, chống viêm chỉ còn tác dụng giới hạn, thậm chí không còn tác dụng. Bệnh lý hư khớp gối với số lượng ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài những di chứng do chấn thương, tình trạng thoái hóa khớp là di chứng của nhiều bệnh lý nội khoa như viêm khớp do thấp, viêm đa khớp, khớp bị tì nén quá mức, kéo dài...Bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ vì lý do đau với nhiều mức độ khác nhau ở khớp gối, hạn chế biên độ vận động khớp và khả năng đi lại. Mặc dù đã được điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau kể cả corticoid, kết hợp với vật lý trị liệu nhưng kết quả cải thiện không đáng kể.

2. Khớp vai

Cấu tạo vai gồm xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Các xương này liên kết với nhau bằng 4 khớp riêng biệt để đảm bảo chi trên hoạt động linh hoạt. Khớp vai là khớp hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Vì có biên độ chuyển động lớn nên rất cần tới sự trợ giúp từ những nhóm cơ, gân và dây chằng nhằm đạt được sự ổn định thiết yếu từ các khớp khác.

Khi vai bị tổn thương, bác sĩ sẽ đề nghị nội soi khớp khi những phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. Nội soi khớp vai sẽ giúp loại bỏ các mô tổn thương để cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu. Các chấn thương được điều trị hiệu quả nhờ phương pháp nội soi khớp vai gồm:

Ngoài ra, một số hình thức khác có thể kể đến là nội soi khớp khuỷu tay, nội soi khớp cổ tay,...

Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình Nghệ An là nơi quy tụ đội ngủ bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, tận tâm. Bệnh viện cũng là một trong những đơn vị tiên phong tại khu vực Bắc Trung Bộ trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

loading....