Gút là bệnh lý cơ xương khớp do rối loạn chuyển hóa lắng đọng các tinh thể urat trong tổ chức hoặc do sự bão hòa acid uric trong dịch ngoại bào.
Bệnh gút (còn được gọi là bệnh gout) là một dạng viêm khớp. Bệnh xảy ra khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài gây lắng đọng các tinh thể tại khớp và khiến khớp bị sưng đau.
Do có những biểu hiện khá nặng nề cùng những biến chứng nguy hiểm, bệnh gút đã trở thành nỗi ám ảnh của những người bị căn bệnh này. Vì vậy bạn cần nắm rõ được các triệu chứng bệnh gout và cách điều trị đúng đắn để có phương án đối phó kịp thời khi mắc bệnh.
Các triệu chứng bệnh gút giúp nhận biết sớm bệnh gút
Bệnh gút được chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn cấp tính và mãn tính. Thông thường ở giai đoạn sau thì các biểu hiện bệnh gút sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, bệnh nhân cần để ý đến sự thay đổi của sức khỏe để sớm phát hiện và điều trị bệnh triệt để ngay từ giai đoạn cấp tính.
1. Dấu hiệu bệnh gút giai đoạn cấp tính
- Khớp bị viêm, sưng và đau đột ngột:
Nếu một ngày nào đó, sau khi ngủ dậy bạn thấy khớp của mình bị sưng, đau dữ dội thì hãy coi chừng bởi đây là một trong những triệu chứng gout cấp điển hình nhất. Bệnh gout thường khởi đầu bằng một đợt viêm khớp cấp.
Viêm sưng khớp một cách đột ngột là dấu hiệu bệnh gút bất cứ bệnh nhân nào cũng gặp phải
Khớp bị viêm một cách đột ngột kèm theo các dấu hiệu khác như sưng đỏ, nóng tại khớp. Nó khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn và nhức nhối khó chịu, không thể cử động được.
- Các dấu hiệu bệnh gút cấp tính biểu hiện toàn thân:
Bên cạnh các bất thường tại khớp, bệnh gút còn ảnh hưởng đến toàn thân với các triệu chứng khác đi kèm như: Trong người sốt cao, có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn…
Các triệu chứng bệnh gút ở trên thường kéo dài dưới 2 tuần. Sau đó khớp hết đau và trở lại bình thường nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh của mình đã khỏi. Tuy nhiên các đợt gút cấp có thể tái phát lại nhiều đợt trong năm và tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
2. Biểu hiện bệnh gút ở giai đoạn mãn tính
Các triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị bài bản thì rất dễ tái đi tái lại nhiều lần trong năm, và dần dần sẽ chuyển sang gút mạn tính. Trường hợp này người bệnh phải sống chung với bệnh gút suốt đời và gánh chịu những hệ lụy không nhỏ từ căn bệnh này.
- Nổi cục tophi tại khớp là triệu chứng bệnh gút mãn tính
Nếu xung quanh khớp của bạn xuất hiện các cục u nhỏ thì bệnh của bạn đã bước vào giai đoạn nặng. Y học gọi đó là các cục tophi. Chúng được hình thành khi các tinh thể urat tích tụ quá nhiều và chúng liên kết lại với nhau thành từng cục.
Kích thước của cục tophi có thể dao động từ 1-12cm. Sờ vào thấy rắn, chắc, có thể di động hoặc không. Chúng có màu trắng đục tương tự như vôi rất dễ phát hiện ra khi quan sát bằng mắt thường.
Khi các dấu hiệu bệnh gút tái phát nhiều lần nó sẽ gây phá hủy khớp, biến dạng khớp khiến bệnh nhân bị tàn phế suốt đời. Các hạt tophi cũng có thể vỡ ra tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây lở loét, nhiễm trùng
Sang đến giai đoạn này, nhiều bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ gặp biến chứng ngoài khớp. Điển hình là các căn bệnh suy thận, tăng huyết áp…
Cách xử lý, điều trị bệnh gout
Như bạn cũng thấy, gút là căn bệnh cực kì nguy hiểm. Một khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó điều trị. Chính vì vậy nếu nhận thấy bản thân đang có một trong các dấu hiệu bệnh gút tương tự như ở trên thì bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám, chuẩn đoán chính xác bệnh và tích cực điều trị bằng các phương pháp sau:
1. Dùng các loại thuốc uống chữa bệnh gút
Chẳng hạn như thuốc điều trị triệu chứng và dự phòng Cochicin, thuốc NSAID để giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm tại khớp bệnh. Ngoài ra, còn có các loại thuốc làm hạ acid uric bệnh gút như Allopurinol, Febuxostat , Probenecid. Các thuốc này có khả năng đào thải, giảm axit uric trong máu. Do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần dùng theo đơn của bác sĩ.
2. Phẫu thuật điều trị bệnh
Một số trường hợp các triệu chứng bệnh gút tái phát liên tục ở mức độ trầm trọng và các tinh thể urat tích tụ quá nhiều gây nguy cơ biến dạng khớp thì phải phẫu thuật. Thông qua phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ nạo bỏ lớp urat dày bám dính trên bề mặt khớp và loại bỏ các tổ chức viêm xơ.
3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút tại nhà
Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, bệnh nhân có thể kết hợp các biện pháp chữa trị tại nhà để mau lành bệnh:
- Uống nhiều nước:
- Tránh sử dụng bia rượu
- Hạn chế lượng đạm tiêu thụ: Ăn thịt, cá ở mức độ vừa phải. Tránh các loại thịt có màu đỏ, thịt chó, cá trích, nội tạng động vật.
- không để cơ thể bị thừa cân làm tăng gánh nặng cho khớp bị bệnh.
- Điều trị bệnh gút bằng các phương pháp vật lý trị liệu:
- Tích cực luyện tập các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh gút tại nhà .
Nếu được điều trị đúng, các triệu chứng bệnh gút sẽ được kiểm soát tốt và ít tái phát hơn. Bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và thay đổi lối sống để hạn chế những ảnh hưởng xấu từ căn bệnh này