Loãng xương ở người cao tuổi: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp đề phòng loãng xương 

Huyền Đậu
Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

Loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Loãng xương chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng gãy xương ở người già. Chỉ cần ngã nhẹ như trượt chân trong nhà tắm, ngồi xe đi qua nhiều ổ gà, bê thùng nước… đã có thể gây ra gãy xương ở người già, những vị trí hay gặp nhất như cột sống cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…

Đối với phụ nữ trên 55 tuổi và nam giới trên 60 tuổi cần đo loãng xương để xem có bị loãng xương hay không và nếu có thì cần điều trị ngay.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Loãng xương rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng thể hiện ngay ra bên ngoài:

- Thường xuyên đau nhức xương. Kèm với đó là cột sống lưng cũng bị đau kèm theo các cơn đau cứng cơ, giật cơ.

- Chiều cao bị giảm do cột sống bị gù vẹo

- Thường xuyên mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp.

- Hay bị chuột rút, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

- Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động

- Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả

- Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi

- Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới

- Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hở.

Dự phòng bệnh loãng xương

Thường xuyên thực hiện các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu lực nặng và các bài tập tăng cường cơ bắp. Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, ăn uống đúng dinh dưỡng, đủ canxi (ít nhất là 1.200 mg/ngày) và vitamin D (ít nhất là 800 IU/ngày) trong chế độ ăn uống. Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

 Việc dự phòng loãng xương cần chú ý:

- Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương

- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày

- Tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên ít nhất 30 phút/ngày

- Bỏ thuốc lá, giảm bia rượu

Hiện nay tại BV CTCT Nghệ an sử dụng máy đo mật độ xương theo phương pháp DXA cho kết quả chính xác.

 

BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN: Bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến Tỉnh về Chấn thương chỉnh hình – Bỏng- Thần kinh sọ não cột sống – Phục hồi chức năng – Tạo hình thẩm mỹ

Địa chỉ: 138 Nguyễn Phong Sắc, Phường Hưng Dũng, TP. Vinh (Bệnh viện Ba Lan cũ)

Hotline: 08 1664 5656                Facebook: https://www.facebook.com/bvctchna/

 

loading....