Gãy mâm xương chày 

Huyền Đậu

I. ĐẠI CƯƠNG

Mâm chày là một bộ phận của xương đầu gối, phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo thành khớp gối.

Gãy mâm chày là phần bị gãy hoặc tổn thương ở xương mâm chày, gây ảnh hưởng tới các khớp còn lại. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do lực tác động mạnh và đột ngột vào vùng mâm chày. Tai nạn, chấn thương sinh hoạt hoặc chơi thể thao đều có thể làm vỡ xương.

Theo y văn thế giới, gãy mâm chày chiếm khoảng 1 % các gãy xương và 8% các gãy xương ở người lớn. Có nhiều mức độ tổn thương khác nhau về sự di lệch và lún mặt khớp. Các nghiên cứu cho thấy đa số tổn thương mâm chày ngoài (55-70%), mâm chày trong 10-23%, tổn thương cả 2 mâm chày là 11 -31 %.

II. NGUYÊN NHÂN

Đa số các trường hợp bị tai nạn giao thông, đặc biệt ở nước ta bệnh nhân bị tai nạn khi đi xe gắn máy là chủ yếu. Gãy mâm chày có thể xảy ra khi bị va chạm trực tiếp, đầu gối đập xuống đường, hoặc gián tiếp do xe ngã đè lên chân hoặc té xe trong tư thế gối bị vặn xoắn hoặc đè ép từ phía bên.

Ngoài ra các nguyên nhân khác như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, té cao cũng có thể đưa đến gãy mâm chày.

III. CHẨN ĐOÁN

1. LÂM SÀNG

- Khi tiếp xúc với bệnh nhân bị chấn thương vùng gối cần hỏi kỳ nguyên nhân và cơ chế chấn thương để có thể xác định tổn thương có thể có ở bệnh nhân cũng như mức độ nặng của thương tổn xương và mô mềm.

- Bệnh nhân bị gãy mâm chày có thể có các triệu chứng ở các mức độ khác nhau, bao gồm đau vùng gối, sưng nề, không tì chân được, hoặc không thể vận động được.

- Sờ ấn vùng gối để phát hiện vị trí đau chói liên quan đến mâm chày.

- Khám các biến dạng của xương khớp để xác định gãy xương.

- Khám tình trạng da, tình trạng vết thương để xác định gãy kín hay gãy hở.

- Khám tình trạng mạch máu và thần kinh của chi để xác định các biến chứng về mạch máu và thần kinh, bao gồm tổn thương thần kinh mác chung (thần kinh hông khoeo ngoài), tổn thương động tĩnh mạch vùng khoeo.

- Đánh giá mức độ sưng nề của chi, khả năng vận động của cổ chân, bàn chân và các ngón chân để phát hiện sớm nguy cơ chèn ép khoang và kịp thòi xử trí khi có biến chứng chèn ép khoang thực sự. Trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng, đặc biệt là gãy mâm chày trong di lệch, gãy cả 2 mâm chày, gãy mâm chày kèm gãy thân xương di lệch, nên thực hiện đo áp lực khoang cẳng chân để phát hiện biến chứng chèn ép khoang.

- Các thương tổn kèm theo trong khớp như tổn thương sụn chêm, các dây chằng bên, các dây chằng chéo khó có thể được chẩn đoán khi bệnh nhân mới gãy xương. Các thương tổn này chỉ có thể xác định sau khi đã kết hợp xương, trong quá trình theo dõi, thăm khám hậu phẫu hoặc có sự hỗ trợ của hình ảnh cộng hưởng từ.

2. Cận lâm sàng

Xquang thường quy:

Khi xác định bệnh nhân bị gãy mâm chày cần chụp đủ xquang khớp gối 2 bình diện mặt và bên. Hình ảnh xquang này giúp chẩn đoán được gãy mâm chày nhưng không thể cung cấp đẩy đủ chi tiết về các đường gãy, mức độ di lệch, đặc biệt là mức độ lún của các mâm chày. Xquang khớp gối ở bình diện chếch trong và ngoài 45 độ sẽ giúp đánh giá cụ thể hơn các chi tiết của mâm chày bị gãy.

CTscan:

Đây là phương tiện giúp chẩn đoán thương tổn của gãy mâm chày khá chi tiết và rất hữu hiệu trong việc quyết định phương pháp điều trị. Hình ảnh CT scan cho thấy rõ các đường gãy, sự di lệch của các mảnh gãy, mức độ lún của các mặt khớp mâm chày, từ đó có thể xác định được mức độ thiếu xương ở mâm chày sau khi nâng mặt khớp bị lún.

Siêu âm mạch máu:

Như đã nói ở trên, phương tiện chẩn đoán này giúp xác định một thương tổn kèm theo rất quan trọng của gãy mâm chày, đó là tổn thương động mạch khoeo.

 

3. Phân loại theo Schatzker

Bảng phân loại của tác giả Schatzker: được đưa ra năm 1979, đến nay vẫn được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng phổ biến.

                                     

Đặc điểm của từng loại gãy như sau:

o Loại I: Gãy tách dọc mâm chày ngoài,

o Loại II: Gãy tách dọc kết hợp lún mâm chày ngoài,

o Loại III: Gãy lún ở trưng tâm của mâm chày ngoài,

o Loại IV: Gãy mâm chày trong (IV-A=gãy tách; IV-B=gãy lún),

o Loại V: Gãy 2 mâm chày.

o Loại VI: Gãy mâm chày có mất sự liền lạc giữa thân xương và hành xương.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Mục tiêu điều trị

o Phục hồi mặt khớp,

o Phục hồi trục đùi cẳng chân

o Bảo tồn hệ thống gấp-duỗi và giữ vững khớp gối.

o Phục hồi chức năng vận động,

o Giảm nguy cơ thoái hóa khớp sau chấn thương.

2. Điều trị bảo tồn

2.1. Chỉ định:

o Gãy không di lệch,

o Gãy mâm chày ngoài di lệch ít <5mm.

2.2. Ưu khuyết điểm của các phương pháp điều trị bảo tần: Các phương pháp điều trị bảo tồn gãy mâm chày gồm: (1) Bất động bằng bột, (2) kéo liên tục và vận động sớm, (3) bó bột chức năng.

a. Phương pháp bất động bằng bột: Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, Bohler đã điều trị gãy mâm chày bằng bó bột. Trong đó gãy 2 mâm chày được xuyên định xương gót kéo nắn bó bột và kéo liên tục qua bột khoảng 6-7 tuần, sau đó bó bột để tập đi thêm 3-4 tuần nữa rồi bó bột.

Ưu điểm của phương pháp này là không có nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời tổn thương dây chằng kèm theo có thể lành nhờ sự bất động này. Nhưng khuyết điểm cũng nhiều: Thời gian phục hồi chức năng dài và khó đạt được chức năng tốt. Tổn thương mặt sụn khớp khi bất động như vậy sẽ gây dính khớp làm khó khăn cho việc phục hồi chức năng gấp - duỗi gối.

3. Điều trị phẫu thuật:

3.1. Chỉ định phẫu thuật:

a. Chỉ định tuyệt đối:

o Gãy hở.

o Có biến chứng chèn ép khoang,

o Có tổn thương mạch máu.

b. Chỉ định tương đối:

o Gãy mâm chày ngoài làm mất vững khớp gối.

o Gãy mâm chày trong có di lệch,

o Gãy 2 mâm chày di lệch.

 

3.2. Thòi điểm phẫu thuật:

Những trường hợp gãy kín: Có thể xếp lịch mổ chương trình, thời gian chuẩn bị tiền phẫu từ 3-5 ngày. Trong thời gian chờ mổ, chân gãy được bất động bằng nẹp bột hoặc kéo tạ qua xuyên định xương gót.

Trường hợp gãy hở: Chân gãy được cắt lọc cấp cứu, bất động tạm, sau đó mổ chương trình ữong vòng 1 tuần. Neu có đầy đủ phương tiện, dụng cụ trong cấp cứu, có thể mổ cắt lọc và đặt bất động ngoài cùng lúc, đối với các trường hợp gãy hở.

4. Chăm sóc hậu phẫu và phục hồi chức năng:

                            

Những ngày đầu sau mổ, kê cao chân gãy cho đến khi bớt phù nề.

Từ ngày thứ 2 sau mổ, cho bệnh nhân tập gập-duỗi gối thụ động và chủ động có trợ giúp 1 phần không gây đau, giúp tăng dần biên độ gập-duỗi gối nhưng không cố đạt được biên độ vận động lớn trong những tuần đầu.

Vật lý trị liệu phòng ngừa co rút gân gót và co rút các cơ gấp gối

Tập gấp-duồi cổ chân, gấp gối, tập cơ tứ đầu, tránh tư thế gấp gối và gấp cổ chân trong lúc ngủ.

Từ tuần thứ 6 sau mổ, bắt đầu tì đè lên chân gãy lực tăng dần. Chỉ nên tì đè hoàn toàn sau mổ khoảng 12 tuần, tùy theo mức độ gãy nát của mâm chày.

 

BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN: Bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến Tỉnh về Chấn thương chỉnh hình – Bỏng- Thần kinh sọ não cột sống – Phục hồi chức năng – Tạo hình thẩm mỹ

Địa chỉ: 138 Nguyễn Phong Sắc, Phường Hưng Dũng, TP. Vinh (Bệnh viện Ba Lan cũ)

Hotline: 08 1664 5656                Facebook: https://www.facebook.com/bvctchna/

loading....