Niềm vui của bệnh nhân được phục hồi sau thoái hóa đốt sống cổ 

Quản trị viên
Bệnh nhân Lô Thị Thư ở Nghĩa Đàn, Nghệ An được chuyển tuyến đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An trong tình trạng sức khỏe yếu, đau đầu nhiều, sưng nề vùng mặt, đau hạn chế vận động cột sống cổ, tê bì hai tay, không ngồi dậy được.

    Bệnh nhân Lô Thị Thư ở Nghĩa Đàn, Nghệ An được chuyển tuyến đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An trong tình trạng sức khỏe yếu, đau đầu nhiều, sưng nề vùng mặt, đau hạn chế vận động cột sống cổ, tê bì hai tay, không ngồi dậy được.
    Sau khi được bác sĩ thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị Thasit vị đĩa đệm cột sống cổ C4C5 C5C6 và  phù tủy cổ ngang mức C5.
    Sau 10 ngày điều trị cho ổn định sức khỏe và giảm tình trạng phù nề, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt cổ lối trước (ACDF). Ca phẫu thuật được tiến hành bởi kíp mổ do Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Biên – Trưởng khoa PTTK-SN-CS làm bác sĩ phẫu thuật chính.
    Ca mổ diễn ra thành công tốt đẹp. Một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân Lô Thị Thư đã có thể đi lại bình thường, hết cảm giác tê hai tay, cơ lực hai tay đạt trạng thái bình thường. Khuôn mặt người bệnh hiện rõ niềm vui, sự phấn khởi vì hồi phục sớm hơn mong đợi.

    Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện sớm ở người trẻ tuổi. Tùy theo vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa mà bệnh nhân có thể bị thoái hóa 1 hay nhiều đốt sống cổ khác nhau. Trong đó, đốt sống cổ C4 C5 C6 là các vị trí dễ bị bệnh nhất.
    Triệu chứng thường gặp:
          - Các cơn đau xuất hiện nơi vùng cổ rồi lan xuống vai
          - Cổ bị cứng, khó xoay chuyển. Mỗi khi di chuyển cổ, người bệnh đều cảm thấy đau hơn
          - Các cơn đau có thể lan ra tai, cổ, gây nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán
          - Triệu chứng tê liệt hoặc mất cảm giác khéo léo của đôi tay có thể xuất hiện ở một số ít bệnh nhân.

    Nếu quá trình can thiệp điều trị muộn thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát như sau:
          -  Hội chứng rễ thần kinh: chèn ép rễ thần kinh khiến người bệnh bị khó thở, ho, ngực trước bị đau, khó nói chuyện và ảnh hưởng đến các vận động của người bệnh.
          -  Hội chứng phân ly cảm giác: Rất có thể người bệnh sẽ bị liệt nửa người nếu như các đĩa đệm bị thoát vị và chèn vào tủy cổ phải.
          -  Hội chứng cột sống cổ: làm người bệnh khó cử động vùng cổ, vẹo cổ, các cơn đau xuất hiện rất nhiều.
          -  Hội chứng chèn ép tủy cổ: Khi mức độ chèn ép quá lớn ở tủy cổ có thể dẫn đến tê liệt các dây thần kinh vận động, không kiểm soát được và dẫn đến bại liệt.
   Vì thế người bệnh cần sớm tới bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.

Hình ảnh Phim chụp tình trạng :

BVCTCH Nghệ An

loading....