Chấn thương cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và điều trị 

Huyền Đậu
Chấn thương cột sống nói chung chiếm khoảng 4-6% trong tất cả các chấn thương. Chấn thương cột sống là một loại chấn thương thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn thể thao... Khi bị những tai nạn này, bệnh nhân cần được xử lý đúng cách để không gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng của chấn thương cột sống

  • Triệu chứng lâm sàng không có tổn thương tủy:
  • Đau: đau khu trú ở đốt sống bị tổn thương, có điểm đau chói tại chỗ.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh đau nhiều khi đi lại, vận động cột sống khó khăn.
  • Biến dạng cột sống: Có thể thấy biến dạng cột sống gồ ra sau, bầm tím và sưng nề tại chỗ, nếu có tổn thương ở cột sống cổ có đôi lúc nhìn như ngắn lại
  • Triệu chứng chấn thương cột sống có tổn thương tủy:
  • Tổn thương từ D2 D10: giai đoạn shock tủy liệt mềm 2 chân, mất toàn bộ các loại cảm giác ( cảm giác đau, xúc giác) từ chỗ tổn thương trở xuống.
  • Tổn thương từ D11 L1: giai đoạn shock tủy liệt mềm 2 chân, chướng bụng do liệt ruột, mất cảm giác đau từ ngang nếp lằn bẹn.
  • Tổn thương từ L2 trở xuống: Liệt 2 chân, hai chân teo nhanh, mất cảm giác ngang bẹn, vùng tầng sinh môn

Nguyên nhân gây ra chấn thương cột sống

Nguyên nhân gây ra chấn thương cột sống bao gồm:

  • Tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động, ngã cao
  • Tai nạn thể thao
  • Vết thương cột sống do hỏa khí, ẩu đả…

Cơ chế chấn thương

Trong chấn thương cột sống có hai cơ chế nổi bật, cơ chế trực tiếp và cơ chế gián tiếp.

  • Chấn thương trực tiếp: bị vật cứng đập trực tiếp vào cột sống hoặc bị té ngữa làm ưỡn quá mức hay gập quá mức cột sống.
  • Chấn thương gián tiếp:

+ Gập quá mức

+ Duỗi ngữa quá mức

+ Kết hợp cả 2: gập duỗi quá mức

+ Nén ép theo chiều dọc đứng

+ Trật xoay theo trục ngang

Biến chứng của chấn thương cột sống

- Loét chèn ép: hoại tử da do tì đè

- Nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng hô hấp

- Viêm tắc tĩnh mạch chi, co cứng chi

- Mất vận động…

Chụp cộng hưởng từ chấn thương cột sống

Điều trị chấn thương cột sống như thế nào?

  • Sơ cứu khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống:
  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa, thẳng
  • Khiêng bệnh nhân đúng cách với 3 người cùng bên, giữ tư thế thẳng trục cơ thể
  • Đặt bệnh nhân lên một mặt phẳng (ván cứng, băng ca,…) có thể cố định bệnh nhân vào mặt phẳng ở đai vai, đai hông và 2 chân
  • Tuyệt đối không được: xốc, vác, cõng, vận chuyển bệnh nhân bằng xe đạp, xe gắn máy, xích lô, taxi
  • Gọi ngay xe cấp cứu để được hỗ trợ vận chuyển đúng cách
  • Điều trị bảo tồn: bất động tại giường, bó bột, mang nẹp cố định cột sống, giảm đau, an thần, kháng viêm, giãn cơ được chỉ định trong trường hợp chấn thương cột sống vững, không có tổn thương thần kinh
  • Điều trị bằng phẫu thuật: phẫu thuật cố định cột sống là phương pháp tối ưu với các trường hợp chấn thương cột sống mất vững, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm; giúp hồi phục sớm sau chấn thương.

Hiện tại, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An là đơn vị tiên phong trong điều trị các bệnh lý về cột sống, đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong điều trị chấn thương cột sống và mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân.

 

Để được thăm khám, tư vấn và điều trị các vấn đề về cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương sọ não…; vui lòng liên hệ:

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Biên – Trưởng khoa PTTK-SN-CS, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An

Số điện thoại: 0983969115

 

loading....