Sẹo lồi và sẹo phì đại 

Huyền Đậu

Một vấn đề thường gặp đối với mọi người đó là sẹo lồi, sẹo phì đại. Trong giai đoạn đầu hình thành sẹo rất khó phân biệt, việc điều trị từ gia đoạn sớm là rất cần thiết. Việc xung huyết kéo dài tại chỗ được xem như một sẹo lồi tiềm năng và nên được điều trị phải giống hệt sẹo lồi. Trong quá trình điều trị dựa vào dự thay đổi của những vết sẹo, phương pháp điều trị cũng sẽ được thay đổi theo.
1. Sẹo lồi

Được hiểu là sự phát triển quá mức vượt ra khỏi ranh giới vết thương ban đầu, đặc trưng bởi sự phát triển quá mức collagen.

Một vài đặc điểm của sẹo lồi : chỉ được thấy trên người, có khả năng liên kết di truyền , liên qua đến nồng độ melanocytes, có vùng khu trú : Ngực, vai, cằm, tai, khuỷu tay, cằm….); có thể xảy ra muộn sau chấn thương, không phụ thuộc vết thương bàn đầu , quan trọng hơn là không tự thoái lui hoàn toàn
2. Sẹo phì đại

Được hiểu là sự phát triển quá mức của collagen và không vượt quá giới hạn vết thương ban đầu. Với đặc điểm: được thấy ở người và động vật , không liên quan di truyền, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, có thể thấy ở bất kì vùng nào trên cơ thể , có thể phát triển và thoái lui rong 12-18 tháng.

3. Hình thành sẹo

Các vết thương sâu qua lớp tế bào đáy đến lớp trung bì sẽ để lại sẹo. Sẹo lồi, phì đại thường được hình thành sau một vết thương chảy máu, phù nề, viêm dữ dội kéo dài.

4. Điều trị chăm sóc vết thương đề phòng “sẹo xấu”

Làm sạch vết thương: càng sớm càng tốt trong vài giờ đầu tiên( rửa, lấy hết dị vật…) trả lại cấu trúc giải phẫu bình thường ( khâu, cố định mép vết thương nếu cần) băng ép, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Vết thương không được cố định, băng ép…

5. Điều trị

5.1 Cryodestrucion (áp lạnh bằng ni tơ)

Với tỷ lệ tái phát khoảng 51-84% với sẹo lồi, đáp ứng tốt với sẹo phì đại, tác dụng không mong muốn gồm teo da, mất sắc tố

5.2 Tiêm corticosteroid

Chống chỉ định cho các bệnh ung thư, mang thai, cho con bú, viêm loét dạy dày, tá tràng trong giai đoạn cấp. Một đợt điều trị từ vài tháng đến vài năm. Cải thiện khoảng 85-90% các trường hợp.
Tác dụng không mong muốn : giãn mao mạch ( 100% sau 3-4 lần tiêm), điều trị hết bằng laser Vbeam, teo da, mất sắc tố có thể mất sau 12 tháng hoặc tồn tại vĩnh viễn

5.3 Phẫu thuật

Với sẹo phì đại cho kết quả tốt

Với sẹo lồi chỉ phẫu thuật đơn thuần tỷ lệ tái phát 85-100% trường hợp, sau khi phẫu thuật nên phối hợp thêm các phương pháp điều trị khác

5.4 Xạ trị

Thường kết hợp với phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tái phát, không có chỉ định cho trẻ em, vùng đầu, mặt, ngực

5.5 Băng ép áp lực, dán silicon gel sheet

Duy trì áp lực tại mô sẹo, thương được kết hợp các phương pháp khác, trong thời gian ít nhất 3 tháng
5.6 Laser PDL(Vbeam) kết hợp silicon gel sheet

Có kết quả tốt trong điều trị và sửa sẹo phì đại và sẹo lồi

5.6 Các phương pháp khác

Fluorouracil, Bleomycin, interferon; lăn kim, mài da…..cũng được ứng dụng trong điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại.

Tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - BVCTCHNA đang phối hợp các phương pháp điều trị: phẫu thuật, laser, tiêm sẹo kết hợp, băng ép, silicon gel sheet.

Dưới đây là một số hình ảnh điều trị sẹo lồi tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ:

 

 

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Khoa Phẫu thuật – Tạo hình – Thẩm mỹ - Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An.

Số 138 – Đường Nguyễn Phong Sắc – TP Vinh – Nghệ An ( Bệnh viện Balan cũ ).

Số điện thoại văn phòng khoa 0238.6666619

loading....