Phục hồi vận động sau gãy xương

Người gửi: Nguyễn Đức Mạnh   |   Thời gian gửi: 08/11/2019 09:56
Trong: Gãy xương   |   Trả lời: 1   |   Lần xem: 804
Chi tiết câu hỏi
Thưa bác sĩ, cháu là 1 cầu thủ bóng đá hiện cháu đang là 1 cầu thủ thử việc của 1 câu lạc bộ danh giá của việt nam, hiện nay cháu 15tuổi, trong 1 lần khi đang tập cùng mọi người trong đội trong 1 pha bóng đốikháng với 1 cầu thủ nữa tron đội, cháu bị chấn thương ở cổ chân, sau khi đi khám bác sĩ cháu đã chụp x-quang và được chuẩn đoán là " gãy rạn sụn đầu dưới xương chày" và phải bó bột, cháu muốn các bác sĩ tư vấn cho cháu các cách tập luyện để hồi phục sau khi tháo bột để cháu sớm trở lại thi đấu bình thường được! Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

BS.Thanh ( 08/11/2019 10:03 )

   Khi xương tay, chân bị gãy, có những trường hợp bị giập, như vậy  không chỉ xương bị tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Tùy theo từng mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ nẹp đinh trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, giập. 
   Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương cho nên dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những nơi này. Thậm chí có những trường hợp do đau đớn không chịu vận động đã dẫn đến loét do tỳ đè lâu ngày, thậm chí nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại tiểu tiện… đây là biểu hiện hay gặp ở người già. 
   Vì vậy sau mổ, phải bó bột người bệnh phải tự giác, kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ, tỷ lệ liền xương sẽ tăng nhờ vận động. 
Phục hồi vận động sau gãy xương
Những biện pháp phục hồi bao gồm:
- Cử động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại, tốc độ cho  một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột. 
- Tập duy trì sức cơ: Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ. 
- Tập đi: Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực. Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân. Hai vai phải ngang bằng không được lệch cao thấp. Tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên